BẢNG CHIỀU CAO CÂN NẶNG CỦA TRẺ TỪ 0 ĐẾN 5 TUỔI MÀ BA MẸ CẦN BIẾT
04/10/20211.090 lượt xem
Theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi sẽ giúp người lớn có những đánh giá khách quen về sự phát triển và tình hình sức khỏe của con. Dựa vào đó, ba mẹ có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp để giúp con tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, thể lực, trí lực và tinh thần. 

Tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết ba mẹ nhé!
Bảng chiều cao cân nặng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sáu năm đầu đời là giai đoạn vàng trong tiến trình phát triển của trẻ. Ở thời điểm này, người lớn sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao, cân nặng và cũng là giai đoạn nền tảng để giúp trẻ đạt được sự tối ưu về thể chất trong tương lai. 
Theo nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), trong 1.000 ngày đầu đời (từ 0 đến khoảng 3 tuổi), chiều cao của con trong năm đầu tiên cũng tăng trung bình 25cm và sẽ đạt mức khoảng 75cm. Tới năm thứ hai, bé sẽ có thể tăng thêm 10cm chiều cao và đạt mức trung bình là 85 – 86cm. Từ 10 tuổi trở đi, trung bình trẻ cao thêm 5cm/năm. Về cân nặng, đối với trẻ sơ sinh, sau khi chào đời, cả chiều cao lẫn cân nặng của bé sẽ tăng lên nhanh chóng. Cho đến khi 1 tuổi, cân nặng của bé có thể gấp rưỡi cân nặng khi mới chào đời.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sẽ thay đổi liên tục trong 6 năm đầu đời. 

Trẻ mới sinh: trung bình dài 50cm, nặng 3,3kg.

Chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé có thể giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là các con bị mất nước và dịch của cơ thể khi tiểu và đi ngoài.

5 ngày – 3 tháng tuổi: Trung bình mỗi ngày trẻ tăng khoảng 15 – 28g và nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau 2 tuần tuổi.

3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, trẻ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.

7 – 12 tháng: Cân nặng của bé yêu sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Trước khi bé tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình đạt khoảng 72 – 76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.

1 tuổi (tuổi tập đi): Mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.

2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi.

3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên ba mẹ sẽ thấy chiều cao của con tặng trưởng rõ rệt.

5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh chóng. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.

Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bảng chiều cao cân nặng bé gái cũng sẽ có nhiều khác biệt. Ba mẹ có thể xem thêm bảng tổng hợp chi tiết dưới đây nhé!

Làm sao để tối ưu chiều cao cân nặng cho trẻ?
Để giúp con đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng theo từng giai đoạn phát triển, dinh dưỡng, chế độ ngủ và chế độ tập luyện là 3 yếu tố quan trọng. Bổ sung dinh dưỡng khoa học, chế độ ngủ và chế độ luyện tập hợp lý cho con chính là điều ba mẹ nên cần làm và tập cho trẻ. Nhưng không phải cứ tăng cường khẩu phần ăn, cho con ăn nhiều, tập luyện nhiều là giúp con cao lớn mỗi ngày. Dưới đây là một số bí quyết giúp con tăng trưởng chiều cao và cân nặng đúng cách mà ba mẹ cần biết.
Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ
Trải qua các nghiên cứu về cơ thể người, các chuyên gia đều cho rằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm với một khẩu phần ăn tiêu chuẩn kết hợp đầy đủ các chất như: Protein, Lipid, Glucid; các khoáng chất Canxi, sắt, kẽm và các vitamin A, D, K12,… và các vi chất dinh dưỡng quan trọng sẽ giúp tối ưu chiều cao cân nặng của trẻ.
Theo đó, ba mẹ có thể bổ sung trong các bữa ăn của con các thành phần như hải sản, các loại đậu, cà rốt, trứng, thịt gà, thịt bò, các loại rau củ quả, sữa, tinh bột và ngũ cốc, bột yến mạch… Đặc biệt, ngay từ nhỏ, người lớn cũng nên rèn cho con thói quen ăn rau xanh để tăng cường chất xơ, các loại vitamin hữu ích.

Với trẻ nhỏ, ba mẹ có thể kết hợp nấu cháo rau củ quả, cháo hải sản – rau xanh,  đồng thời đa dạng các món rau nấu, luộc, xào… để các con quen với việc ăn rau từ bé.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng: Người lớn tuyệt đối không nên cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, nước uống có ga, nước ngọt, nước giải khát các loại. Bởi đây là những thành phần nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao cân nặng của trẻ cũng như dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì hoặc gây bệnh tiểu đường ở trẻ…

Thay vào đó, ba mẹ có thể cho con ăn các món giàu canxi như chế phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua, whipping cream, pho mát đóng cục và kem. Bởi đây đều là những nguồn cung cấp cho trẻ rất nhiều loại vitamin tốt như vitamin A, B, D, E, K, protein và canxi.
Cho trẻ ngủ đủ giấc giúp các con phát triển tối đa về chiều cao
Theo chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam – Trương Hồng Sơn, giấc ngủ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Nếu muốn con cao tối đa, phải cho con đi ngủ đúng giờ, đủ giấc.

Bởi khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra lượng hormone GH (hormone tăng trưởng) tăng tiết gấp 4 lần khi thức. Lượng hormone sẽ đạt đỉnh từ 22h cho đến 1h và chỉ giải phóng nhiều nhất khi trẻ bắt đầu giấc ngủ sâu. Nếu trẻ ngủ không đủ giấc, hàm lượng hormone GH tiết ra sẽ không đủ sẽ gây cản trở quá trình phát triển chiều cao và hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu trẻ ngủ quá muộn, các con sẽ “trễ” mất khoảng thời gian “vàng” mỗi ngày để có thể giải phóng tối đa lượng GH, làm giảm sức tăng trưởng chiều dài xương và tầm vóc cao lớn của trẻ.

Cho nên, nếu muốn chiều cao cân nặng của trẻ phát triển tốt, ba mẹ cần cho con ngủ trước 22h đêm.
Tăng cường tập luyện, vận động phù hợp
Giai đoạn 0-6 tuổi là thời điểm trẻ phát triển mạnh mẽ về kỹ năng vận động thô và vận động tinh và đây cũng là thời điểm thích hợp để rèn luyện cho trẻ thói quen vận động. Vì vậy, ba mẹ hãy tận dụng giai đoạn này để hướng dẫn con vận động, tập luyện. Với trẻ từ 0-3 tuổi, hãy theo dõi các kỹ năng vận động tinh, vận động thô của con để tạo điều kiện cho con hoạt động tại nhà. Với các trẻ 3-6, bố mẹ cùng con đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, đánh cầu lông, đá bóng…
Hy vọng những thông tin về bảng chiều cao cân nặng của trẻ và cách giúp trẻ phát triển tối ưu nêu trên hữu ích với ba mẹ.